Nhận xét Lễ Xây chầu

Trần Kiều Quang viết:

Xây chầu và đại bội là quá trình diễn tấu văn nghệ, do những nghệ nhân dân gian trình diễn, trong những không gian thiêng liêng dân dã, phục vụ cho dân làng thưởng thức. Nó đáp ứng được nhu cầu tâm linh của dân làng trong việc thờ thần và vui chơi trong mỗi kỳ lễ tết, theo nhịp thời gian vụ mùa.[9]

Sau khi giới thiệu lễ Xây chầu trong sách Nói về Miền Nam, Sơn Nam đã kết luận:

Sự tồn tại của đình miếu là quy luật khách quan. Nếu hướng dẫn khéo léo, lễ hội cũng là dịp để các thanh thiếu niên tham dự, tìm hiểu thêm phong xưa của ông, cha. Dầu sao đi nữa, trong nội thất đình mìếu, dịp cúng tế, điều dễ nhận rõ nhất là chẳng còn ai dám ăn mặc quá xốc xếch, ăn nói thô bạo. Việc chen lấn, khi quá đông người, vẫn xảy ra trong nề nếp, ai đến trước thi khấn trước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.Một dân tộc với nền văn hiến hơn ngàn năm chẳng lẽ không có hội đặc trưng của mình? Lễ hội kích thích việc làm kinh tế, xưa là nhà nông, nay là thương gia, công kỹ nghệ gia. Lễ hội có chỗ đứng quan trọng. Lễ hội ở đình làng trùng hợp với ý chí thống nhất dân tộc...[10]